Nhiều người trong chúng ta mang một em bé bị tổn thương trong lòng.
Khi còn là một đứa trẻ, chúng ta đã bị nhiều vết thương trầm trọng trong tâm. Điều đó làm cho chúng ta khó lòng tin tưởng và thương yêu người khác, cũng như khó chấp nhận tình thương của người khác dành cho mình.
Chúng ta phải dành thời gian để trở về chăm sóc em bé trong tự thân ấy.
Đó là sự tập rất thiết yếu. Tuy nhiên khi thực tập điều này, chúng ta có thể gặp nhiều trở ngại. Nhiều người trong chúng ta biết mình có một em bé bị tổn thương trong lòng, nhưng rất sợ quay về với chính mình, đối diện với chính mình và đối diện với em bé trong tự thân bị thương ấy. Cái khối khổ đau buồn phiền ấy quá lớn, cứ ngự trị trong tâm hồn mình, khiến mình không dám đối diện mà chỉ muốn trốn chạy.
Thế nhưng, cho dù có khó khăn đến mấy, chúng ta cũng phải trở về chăm sóc cho em bé bị thương đó.
Trong khi ngồi thiền hoặc đi thiền, chúng ta hãy nói chuyện với em bé đó vài lần trong ngày. Có như vậy sự trị liệu mới xảy ra. Em bé bị bỏ quên một mình quá lâu. Vì vậy, chúng ta phải bắt đầu thực tập ngay. Tôi dạy cho các đệ tử của tôi thực tập trở về nhận diện, ôm ấp và nói chuyện với đứa bé bị thương của mình với năng lượng của chánh niệm. ''𝑬𝒎 𝒃𝒆́ 𝒅𝒆̂̃ 𝒕𝒉𝒖̛𝒐̛𝒏𝒈 𝒄𝒖̉𝒂 𝒕𝒐̂𝒊 𝒐̛𝒊, 𝒕𝒐̂𝒊 đ𝒂𝒏𝒈 𝒄𝒐́ 𝒎𝒂̣̆𝒕 đ𝒂̂𝒚 𝒄𝒉𝒐 𝒆𝒎. 𝑻𝒐̂𝒊 𝒔𝒆̃ 𝒄𝒉𝒂̆𝒎 𝒔𝒐́𝒄 𝒆𝒎 𝒕𝒉𝒂̣̂𝒕 𝒕𝒐̂́𝒕. 𝑻𝒐̂𝒊 𝒃𝒊𝒆̂́𝒕 𝒓𝒂̆̀𝒏𝒈 𝒆𝒎 đ𝒂𝒖 𝒌𝒉𝒐̂̉ 𝒒𝒖𝒂́ 𝒏𝒉𝒊𝒆̂̀𝒖. 𝑻𝒐̂𝒊 𝒒𝒖𝒂́ 𝒃𝒂̣̂𝒏 𝒓𝒐̣̂𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒃𝒐̉ 𝒃𝒆̂ 𝒆𝒎. 𝑩𝒂̂𝒚 𝒈𝒊𝒐̛̀ 𝒕𝒐̂𝒊 đ𝒂̃ 𝒉𝒐̣𝒄 đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒄𝒂́𝒄𝒉 𝒕𝒓𝒐̛̉ 𝒗𝒆̂̀ đ𝒆̂̉ 𝒄𝒉𝒂̆𝒎 𝒔𝒐́𝒄 𝒆𝒎. 𝑻𝒐̂𝒊 𝒉𝒖̛́𝒂 𝒕𝒖̛̀ 𝒏𝒂𝒚 𝒗𝒆̂̀ 𝒔𝒂𝒖, 𝒕𝒐̂𝒊 𝒔𝒆̃ 𝒌𝒉𝒐̂𝒏𝒈 𝒃𝒐̉ 𝒃𝒆̂ 𝒆𝒎 𝒏𝒖̛̃𝒂.''
Có lẽ đứa bé bị thương tích của ta là sự tiếp nối của nhiều thế hệ trong quá khứ. Có thể cha mẹ và ông bà nội, ông bà ngoại đã có những vấn đề tương tự; chính họ cũng có đứa bé bị thương tích trong lòng nhưng vì không biết cách chăm sóc, nên họ đã truyền lại đứa bé ấy lại cho ta. Sự thực tập của ta là để chấm dứt sự lặp lại ấy.
Nếu ta trị liệu được đứa bé bị thương trong ta, thì ta sẽ giải phóng, tha thứ được người đã lạm dụng ta, đã làm ta điêu đứng, sầu khổ.
Nếu ta biết chế tác năng lượng chánh niệm, hiểu biết và thương yêu cho đứa bé bị thương của ta, thì ta sẽ bớt khổ thật nhiều. Người ta khổ vì trong lòng họ thiếu chất liệu hiểu biết và thương yêu. Khi ta chế tác ra được năng lượng của chánh niệm, chánh định, thì năng lượng hiểu biết và thương yêu chắc chắn có mặt. Chúng ta có thể đón nhận thương yêu từ người khác.
Nguồn: Sư ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh
Opmerkingen